Truy cập

Hôm nay:
71
Hôm qua:
953
Tuần này:
1722
Tháng này:
4500
Tất cả:
280780

Ý kiến thăm dò

BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO VỆ SINH ATTP MÙA BÃO, LŨ

Ngày 25/09/2024 00:00:00

Mưa, lũ lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố.

Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết, mưa lũ diễn biến phức tạp, khó lường.. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ năm nay, UBND xã Vạn Hòa khuyến cáo nhân dân cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn:

+ Chọn các loại rau, củ, quả tươi, không bị dập nát, không có màu sắc và mùi vị lạ. Đối với các sản phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản cần chọn loại còn tươi. Với sản phẩm trứng chọn quả có vỏ màu sáng, không có vệt đen, không bị dập, quả trứng có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng.

+ Các thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn mác đầy đủ, lưu ý hạn sử dụng, không sử dụng các thực phẩm khô đã bị mốc.

- Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ chế biến thức ăn: Dùng nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý hoặc lắng lọc. Nước phải trong, không màu, không mùi, không vị lạ. Nếu nguồn nước có nghi ngờ nên đề nghị cơ quan y tế kiểm tra.

- Sử dụng các đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch: Sử dụng các dụng cụ nấu nướng, ăn uống sạch và bằng vật liệu thích hợp đã được ngành y tế cho phép. Không để các dụng cụ bẩn qua đêm. Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải được đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đến chỗ thu gom rác theo quy định.

Bát đĩa phải được rửa sạch ngay sau khi ăn xong và úp vào chạn ăn có giá đỡ khô ráo, tránh bụi bẩn và côn trùng bò vào. Dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm sống, chín riêng biệt.

- Chuẩn bị thực phẩm sạch và nấu chín kỹ: Lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ lẫn vào thực phẩm. Nấu chín kỹ thực phẩm, đun sôi nước uống. Chủ động bổ sung vitamin và rau vào khẩu phần ăn hàng ngày.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không dùng tay bốc thức ăn. Không chế biến thực phẩm.

- Thực hiện vệ sinh ăn uống: "Ăn chín, uống chín”, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống.

- Bảo quản tốt lương thực, thực phẩm tránh ẩm, mốc, mối mọt và ngập nước; Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập.

- Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau; thu gom rác thải, xác động vật chết, chôn lấp theo quy định, nạo vét, khơi thông cống rãnh bảo đảm vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, người dân không chế biến thực phẩm từ động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật đang bệnh. Những ngày này, có thể dùng thực phẩm (nước tương, muối lạc…) để thay thế thức ăn từ động vật. Rau có thể không còn thì tận dụng bộ phận của cây chuối, mít non luộc chín ăn. Mỗi đợt ngập lụt diễn ra từ 3 - 5 ngày, do vậy, ngay từ đầu mùa mưa nên chủ động tích trữ ít mỳ tôm, mắm, muối, nước uống, đồ ăn khô.

Do những ngày mưa lũ, một số gia đình thường mua hoặc hái quá nhiều thực phẩm và tích trữ vào tủ lạnh, điều này khiến cho các thực phẩm hao hụt các dưỡng chất và vitamin. Vì vậy, chỉ nên dự trữ vừa đủ, không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nên mua thêm các thức ăn tươi để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng.

- Yêu cầu BCĐ về QL VSATTP xã và các tổ giám sát cộng đồng tăng cường giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở địa phương, nhất là các thực phẩm thiết yếu, phổ biến, có nguy cơ cao ảnh hưởng do bão lụt. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời. Chỉ đạo tuyệt đối không dùng phân tươi để bón, tưới rau, củ quả.

- Chủ động xây dựng kết hoạch, tổ chức tốt việc bảo đảm, xử lý nước ăn uống, sinh hoạt trong tình huống đang ngập lụt và sau lũ lụt bằng các biện pháp lắng lọc, khử trùng bằng Chloramin T hoặc B và xử lý bằng biện pháp đun sôi trước khi uống theo hướng dẫn của trạm y tế.

- Giám sát phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức cấp cứu và điều trị kịp thời không để diễn biến xấu xảy ra; tiến hành điều tra dịch tễ học theo quy định, xác định phương thức lây truyền, thức ăn nguyên nhân, nguyên nhân gây bệnh để tiên lượng, có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Khi bão, lũ xảy ra, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất cao, vì thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm.

Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật, người dân cần chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Về bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân vùng bão lũ cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn...

Nguyễn Hồng - CC Văn hóa XH

BÀI TUYÊN TRUYỀN ĐẢM BẢO VỆ SINH ATTP MÙA BÃO, LŨ

Đăng lúc: 25/09/2024 00:00:00 (GMT+7)

Mưa, lũ lụt và các thay đổi bất thường về thời tiết là những điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật phát triển, gây tình trạng ô nhiễm thực phẩm như ôi, thiu, mốc và sinh độc tố.

Trong những năm gần đây, tình hình thời tiết, mưa lũ diễn biến phức tạp, khó lường.. Để bảo đảm an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh, góp phần bảo đảm sức khỏe cộng đồng trong mùa bão lũ năm nay, UBND xã Vạn Hòa khuyến cáo nhân dân cần thực hiện một số biện pháp như sau:

- Chọn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng và đảm bảo an toàn:

+ Chọn các loại rau, củ, quả tươi, không bị dập nát, không có màu sắc và mùi vị lạ. Đối với các sản phẩm tươi sống như thịt, cá, hải sản cần chọn loại còn tươi. Với sản phẩm trứng chọn quả có vỏ màu sáng, không có vệt đen, không bị dập, quả trứng có màu hồng trong suốt khi soi qua ánh sáng.

+ Các thực phẩm đóng hộp, đóng gói sẵn phải có nhãn mác đầy đủ, lưu ý hạn sử dụng, không sử dụng các thực phẩm khô đã bị mốc.

- Dùng nước sạch, an toàn để chế biến thức ăn, đồ uống và rửa dụng cụ chế biến thức ăn: Dùng nước máy, nước giếng, nước mưa, sông suối đã qua xử lý hoặc lắng lọc. Nước phải trong, không màu, không mùi, không vị lạ. Nếu nguồn nước có nghi ngờ nên đề nghị cơ quan y tế kiểm tra.

- Sử dụng các đồ dùng nấu nướng và ăn uống sạch: Sử dụng các dụng cụ nấu nướng, ăn uống sạch và bằng vật liệu thích hợp đã được ngành y tế cho phép. Không để các dụng cụ bẩn qua đêm. Thức ăn còn thừa, thực phẩm thải bỏ phải được đựng vào thùng kín có nắp đậy và chuyển đến chỗ thu gom rác theo quy định.

Bát đĩa phải được rửa sạch ngay sau khi ăn xong và úp vào chạn ăn có giá đỡ khô ráo, tránh bụi bẩn và côn trùng bò vào. Dụng cụ tiếp xúc với thực phẩm sống, chín riêng biệt.

- Chuẩn bị thực phẩm sạch và nấu chín kỹ: Lựa chọn phần ăn được, loại bỏ các vật lạ lẫn vào thực phẩm. Nấu chín kỹ thực phẩm, đun sôi nước uống. Chủ động bổ sung vitamin và rau vào khẩu phần ăn hàng ngày.

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân tốt: Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Không dùng tay bốc thức ăn. Không chế biến thực phẩm.

- Thực hiện vệ sinh ăn uống: "Ăn chín, uống chín”, tất cả đồ ăn, thức uống cần đun sôi trước khi ăn uống.

- Bảo quản tốt lương thực, thực phẩm tránh ẩm, mốc, mối mọt và ngập nước; Bảo quản tốt thực phẩm đã chế biến, phòng chống côn trùng, động vật gây bệnh và ruồi, nhặng xâm nhập.

- Xử lý phân, chất thải đảm bảo yêu cầu vệ sinh, không dùng phân tươi để bón và tưới rau; thu gom rác thải, xác động vật chết, chôn lấp theo quy định, nạo vét, khơi thông cống rãnh bảo đảm vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, người dân không chế biến thực phẩm từ động vật chết không rõ nguyên nhân hoặc động vật đang bệnh. Những ngày này, có thể dùng thực phẩm (nước tương, muối lạc…) để thay thế thức ăn từ động vật. Rau có thể không còn thì tận dụng bộ phận của cây chuối, mít non luộc chín ăn. Mỗi đợt ngập lụt diễn ra từ 3 - 5 ngày, do vậy, ngay từ đầu mùa mưa nên chủ động tích trữ ít mỳ tôm, mắm, muối, nước uống, đồ ăn khô.

Do những ngày mưa lũ, một số gia đình thường mua hoặc hái quá nhiều thực phẩm và tích trữ vào tủ lạnh, điều này khiến cho các thực phẩm hao hụt các dưỡng chất và vitamin. Vì vậy, chỉ nên dự trữ vừa đủ, không để thực phẩm quá lâu trong tủ lạnh. Nên mua thêm các thức ăn tươi để bổ sung cho bữa ăn hàng ngày. Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng.

- Yêu cầu BCĐ về QL VSATTP xã và các tổ giám sát cộng đồng tăng cường giám sát việc bảo đảm an toàn thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở địa phương, nhất là các thực phẩm thiết yếu, phổ biến, có nguy cơ cao ảnh hưởng do bão lụt. Phát hiện sớm, xử lý kịp thời thực phẩm ô nhiễm, thực phẩm kém chất lượng, thực phẩm không bảo đảm an toàn thực phẩm để xử lý kịp thời. Chỉ đạo tuyệt đối không dùng phân tươi để bón, tưới rau, củ quả.

- Chủ động xây dựng kết hoạch, tổ chức tốt việc bảo đảm, xử lý nước ăn uống, sinh hoạt trong tình huống đang ngập lụt và sau lũ lụt bằng các biện pháp lắng lọc, khử trùng bằng Chloramin T hoặc B và xử lý bằng biện pháp đun sôi trước khi uống theo hướng dẫn của trạm y tế.

- Giám sát phát hiện sớm ca bệnh, tổ chức cấp cứu và điều trị kịp thời không để diễn biến xấu xảy ra; tiến hành điều tra dịch tễ học theo quy định, xác định phương thức lây truyền, thức ăn nguyên nhân, nguyên nhân gây bệnh để tiên lượng, có biện pháp xử lý kịp thời, hiệu quả nhằm ngăn chặn dịch bệnh.

Khi bão, lũ xảy ra, nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm sẽ rất cao, vì thế, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, người tiêu dùng thực phẩm tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm, thuỷ sản chết bệnh, chết không rõ nguyên nhân để chế biến thực phẩm.

Để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại bệnh tật, người dân cần chủ động bổ sung vitamin vào khẩu phần ăn hằng ngày.

Về bảo đảm vệ sinh môi trường, người dân vùng bão lũ cần thực hiện nguyên tắc nước rút đến đâu làm vệ sinh môi trường đến đó, tổ chức thu gom, xử lý, chôn xác động vật. Sử dụng vôi bột hoặc các hóa chất được Bộ Y tế khuyến cáo để xử lý khi chôn cất. Phun hóa chất diệt côn trùng truyền bệnh tại các vùng có nguy cơ.

Kịp thời phát hiện và dập tắt bệnh dịch truyền nhiễm như tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nước ăn chân, cảm cúm, đặc biệt cần đề phòng dịch tả, lỵ, thương hàn...

Nguyễn Hồng - CC Văn hóa XH

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)