Truy cập

Hôm nay:
146
Hôm qua:
124
Tuần này:
2261
Tháng này:
7405
Tất cả:
293096

Ý kiến thăm dò

BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Ngày 02/02/2024 00:00:00

Chất lượng, an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, thực phẩm không an toàn có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết thì công tác bảo đảm an toàn thực phẩm được tăng cường, với nhiều biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.


Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, nem, chả, bánh chưng, bánh tét, bánh ngọt, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, và thậm chí còn trà trộn thực phẩm không an toàn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm

- Tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm như: Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người tham gia sản xuất thực phẩm.

- Chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất thực phẩm.

- Thực hiện tự công bố, đăng ký công bố sản phẩm theo quy định.

2. Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm

- Chỉ kinh doanh những loại thực phẩm có ngồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có bản tự công bố, đăng ký công bố sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

- Tuyệt đối không buôn, bán hàng thực phẩm giả, kém chất lượng.

- Chú ý các điều kiện bảo đảm an toàn trong bảo quản tại kho hàng, cửa hàng và trong quá trình vận chuyển lưu thông.

3. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong dịp Lễ, Tết

- Phải tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm như: Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người tham gia chế biến thực phẩm.

- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, đặc biệt chú ý trang bị các loại test nhanh kiểm tra hàn the trên các sản phẩm từ thịt, cá…

- Thực phẩm được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.

- Thực phẩm bày bán để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

- Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đúng quy định.

4. Đối với kinh doanh thức vỉa hè, đường phố

- Nơi bày bán thức ăn phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.

- Thức ăn phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan.

- Nguyên liệu để chế biến thức ăn phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

- Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

- Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Đối với người tiêu dùng

- Chọn mua thực phẩm an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh, không bảo đảm an toàn; đọc nhãn sản phẩm thực phẩm.

- Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc, hỏng.

- Chế biến thực phẩm an toàn như luôn sử dụng nguồn nước sạch; giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; nấu chín kỹ thức ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín.

- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

- Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

- Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác.

- Các bậc phụ huynh nhắc nhở con em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyễn Hồng

BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ BIỆN PHÁP BẢO ĐẢM AN TOÀN THỰC PHẨM TRONG DỊP TẾT NGUYÊN ĐÁN

Đăng lúc: 02/02/2024 00:00:00 (GMT+7)

Chất lượng, an toàn thực phẩm là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội, thực phẩm không an toàn có ảnh hưởng trực tiếp, thường xuyên đến sức khỏe con người, đến sự phát triển của giống nòi, thậm chí tính mạng người sử dụng, đặc biệt trong các dịp Lễ, Tết thì công tác bảo đảm an toàn thực phẩm được tăng cường, với nhiều biện pháp hiệu quả nhằm ngăn chặn, xử lý các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm, hạn chế ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.


Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024 đang đến gần là thời điểm tiêu thụ thực phẩm lớn trong năm, nhất là các thực phẩm thịt, cá, trứng, nem, chả, bánh chưng, bánh tét, bánh ngọt, mứt, kẹo, rượu, bia, nước giải khát, các loại hạt có dầu... Để đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm cũng gia tăng việc sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thực phẩm, và thậm chí còn trà trộn thực phẩm không an toàn làm tăng nguy cơ gây ngộ độc và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người tiêu dùng.

Để bảo đảm an toàn thực phẩm trong dịp Tết Nguyên đán, cùng với sự nỗ lực của các cơ quan chức năng, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng thực phẩm cần thực hiện các biện pháp sau:

1. Đối với các cơ sở sản xuất thực phẩm

- Tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm như: Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người tham gia sản xuất thực phẩm.

- Chỉ sử dụng nguyên liệu có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất thực phẩm.

- Thực hiện tự công bố, đăng ký công bố sản phẩm theo quy định.

2. Đối với các cơ sở kinh doanh thực phẩm

- Chỉ kinh doanh những loại thực phẩm có ngồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm, thực phẩm bao gói sẵn phải có bản tự công bố, đăng ký công bố sản phẩm, thực phẩm nhập khẩu phải có nhãn phụ bằng tiếng Việt.

- Tuyệt đối không buôn, bán hàng thực phẩm giả, kém chất lượng.

- Chú ý các điều kiện bảo đảm an toàn trong bảo quản tại kho hàng, cửa hàng và trong quá trình vận chuyển lưu thông.

3. Đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống trong dịp Lễ, Tết

- Phải tuân thủ các điều kiện an toàn thực phẩm như: Điều kiện về cơ sở vật chất, điều kiện về trang thiết bị dụng cụ và điều kiện về con người tham gia chế biến thực phẩm.

- Sử dụng thực phẩm, nguyên liệu thực phẩm rõ nguồn gốc và bảo đảm an toàn, đặc biệt chú ý trang bị các loại test nhanh kiểm tra hàn the trên các sản phẩm từ thịt, cá…

- Thực phẩm được chế biến bảo đảm an toàn, hợp vệ sinh.

- Thực phẩm bày bán để trong tủ kính hoặc thiết bị bảo quản hợp vệ sinh, chống được bụi, mưa, nắng và sự xâm nhập của côn trùng và động vật gây hại; được bày bán trên bàn hoặc giá cao hơn mặt đất.

- Thực hiện kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn đúng quy định.

4. Đối với kinh doanh thức vỉa hè, đường phố

- Nơi bày bán thức ăn phải cách biệt nguồn gây độc hại, nguồn gây ô nhiễm.

- Thức ăn phải được bày bán trên bàn, giá, kệ, phương tiện bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, mỹ quan.

- Nguyên liệu để chế biến thức ăn phải bảo đảm an toàn thực phẩm, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

- Dụng cụ ăn uống, chứa đựng thực phẩm phải bảo đảm an toàn vệ sinh.

- Bao gói và các vật liệu tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm không được gây ô nhiễm và thôi nhiễm vào thực phẩm.

- Có dụng cụ che nắng, mưa, bụi bẩn, côn trùng và động vật gây hại.

- Có đủ nước đạt quy chuẩn kỹ thuật phục vụ việc chế biến, kinh doanh.

- Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành đối với người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

5. Đối với người tiêu dùng

- Chọn mua thực phẩm an toàn; không mua sản phẩm thực phẩm không rõ nguồn gốc, có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; không mua thực phẩm tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh mất vệ sinh, không bảo đảm an toàn; đọc nhãn sản phẩm thực phẩm.

- Không nên mua, tích trữ quá nhiều thực phẩm trong ngày Tết để tránh sử dụng sản phẩm không tươi, mất dinh dưỡng, hoặc mốc, hỏng.

- Chế biến thực phẩm an toàn như luôn sử dụng nguồn nước sạch; giữ tay chế biến thực phẩm sạch sẽ; giữ bề mặt chế biến, bếp luôn khô ráo, sạch sẽ; nấu chín kỹ thức ăn; không để lẫn thực phẩm sống và chín.

- Ăn ngay khi thức ăn vừa được nấu chín.

- Bảo quản cẩn thận thực phẩm đã nấu chín; đun kỹ lại thực phẩm trước khi ăn.

- Bảo vệ thực phẩm khỏi các loài côn trùng, loài gặm nhấm và các loài động vật khác.

- Các bậc phụ huynh nhắc nhở con em mình thực hiện tốt các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, đồng thời giáo dục con em mình không nên ăn uống ở các hàng quán ngoài đường không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Nguyễn Hồng

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)